NÓNG: Cảnh sát Hàn Quốc cân nhắc lệnh cấm đi lại với Tổng thống Yoon Suk-yeol
  • 09/122024
  • NGUYỄN THỊ GIANG

NÓNG: Cảnh sát Hàn Quốc cân nhắc lệnh cấm đi lại với Tổng thống Yoon Suk-yeol

- Cảnh sát Hàn Quốc hôm 9-12 cho biết sẽ xem xét lệnh cấm đi lại với Tổng thống Yoon Suk-yeol để điều tra các cáo buộc liên quan đến thiết quân luật

Cảnh sát cũng không loại trừ khả năng thẩm vấn Tổng thống Yoon trực tiếp, theo Yonhap.

"Không có bất kỳ hạn chế nào đối với đối tượng của cuộc điều tra" - ông Woo Jong-soo, một quan chức cảnh sát cấp cao, nói với các phóng viên trong buổi họp báo.

Trước đó, các công tố viên Hàn Quốc ngày 8-12 cho biết đang điều tra các cáo buộc phản quốc và lạm quyền nhằm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol, đồng nghĩa ông Yoon chính thức trở thành nghi phạm.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh: Yonhap

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh: Yonhap

Một ủy ban quốc hội dự kiến xem xét liệu có bổ nhiệm công tố viên đặc biệt thường trực để điều tra các cáo buộc phản quốc đối với Tổng thống Yoon hay không vào ngày 9-12.

Đảng Dân chủ (DP), đảng đối lập chính đang nắm đa số tại Quốc hội Hàn Quốc, tìm cách đưa dự luật ra bỏ phiếu trong một phiên họp toàn thể vào ngày 10-12 nếu dự luật này được thông qua tại ủy ban lập pháp và tư pháp.

Kể từ khi Tổng thống Yoon đột ngột ban bố và rút lại tuyên bố thiết quân luật vào đêm 3-12 và rạng sáng 4-12, Văn phòng Điều tra Tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO), cảnh sát quốc gia và viện kiểm sát đều đã mở các cuộc điều tra riêng về vụ việc. Tuy nhiên, theo Yonhap, DP đã bày tỏ nghi ngờ liệu ba cơ quan này có thực hiện đầy đủ các cuộc điều tra hay không.

Khác với các cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt thông thường, tổng thống không thể sử dụng quyền phủ quyết đối với dự luật về công tố viên đặc biệt thường trựTại cuộc họp ủy ban vào ngày 9-12, DP cũng sẽ giới thiệu một dự luật công tố viên đặc biệt khác liên quan đến việc Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee bị nghi ngờ liên quan đến một vụ thao túng cổ phiếu và can thiệp vào việc đề cử ứng viên bầu cử thông qua một người môi giới quyền lực. 

Dự luật tương tự về việc này đã không được thông qua tại phiên họp toàn thể của quốc hội vào hôm 7-12, sau khi Đảng Nhân dân Quyền lực (PPP) cầm quyền bỏ phiếu bác bỏ

Cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hàn Quốc Lee Sang-min. Ảnh: Yonhap

Cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hàn Quốc Lee Sang-min. Ảnh: Yonhap

Cùng ngày 9-12, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lee Sang-min đã bị áp đặt lệnh cấm xuất cảnh trong khi chờ điều tra về vai trò của ông trong vụ tuyên bố thiết quân luật thất bại vào tuần trước.

Lệnh cấm đi lại được Bộ Tư pháp áp đặt theo yêu cầu của cả cảnh sát và viện kiểm sát.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 9-12 cho biết quyền kiểm soát quân đội hiện nay vẫn thuộc về Tổng thống Yoon Suk-yeol với tư cách là tư lệnh tối cao dù ông đang là nghi phạm trong cuộc điều tra về cáo buộc phản quốc liên quan đến tuyên bố thiết quân luật vào tuần trước.

"Theo luật pháp, (quyền kiểm soát lực lượng quân đội) hiện nay thuộc về Tư lệnh tối cao" - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Jeon Ha-kyou nhấn mạnh trong cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi một nghi phạm trong vụ án nổi loạn có thể nắm giữ quyền lực này hay không.

Ông Han Dong-hoon, lãnh đạo Đảng Nhân dân Quyền lực (PPP) cầm quyền, hôm 8-12 nói rằng Tổng thống Yoon sẽ rút lui khỏi các công việc nhà nước, như đối ngoại, cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ. Khi phóng viên hỏi điều này có bao gồm cả quyền kiểm soát quân đội hay không, ông Han trả lời: "Tôi nghĩ là như nhau, bao bao gồm cả các công việc đối ngoại".

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline (024) 368 86006
Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: